[rêu phong dấu giày] [vườn Nguyễn Du] [ cỏ mọc lau thưa]
đóa trà mi
... đã ngậm trăng nửa vành
Chim hôm thoi thót về rừng,
1092. Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành.
Tường đông lay động bóng cành,
Rẽ song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào .
1095. Sượng sùng đánh dạn ra chào,
Lạy thôi, nàng mới rỉ tai ân cần.
Rằng: Tôi bèo bọt chút thân,..

Tên Việt: trà/đồ mi
Tên Hoa: 荼縻(đồ/gia mi), 酴酉糜(đồ dậu mi), 酴糜(đồ mi), 佛見笑(phật kiến tiếu)
Tên Anh: roseleaf raspberry, fragrant rose thimbleberry
Tên Pháp: framboisier, ronce odorante fleur de rosiers
Tên khoa học: Rubus rosifolius Sm. var. coronarius Sims. [Rubus rosæfolius]
Họ: Hoa Hường (Rosaceae)
* 荼(đồ), 苦菜(khổ thái) Sonchus oleraceus L.
© image from Antiquariaat Jan Meemelink
荼 [tu2] (đồ, gia) 33660 837C (11n) 1 : Rau đồ, một loài rau đắng. 2 : Một loài cỏ có hoa trắng như bông lau, tua xúm xít nhau mà bay phấp phới. Nay ta thấy đám quân đi rộn rịp rực rỡ thì khen là như hỏa như đồ 如火如荼 là mường cái dáng nó tung bay rực rỡ vậy. 3 : Hại. Như đồ độc sinh linh 荼毒生靈 làm hại giống sinh linh. 4 : Một âm là gia. Gia Lăng 荼陵 tên đất. 荼 [tu2] /Sonchus oleraceus L. (Asteraceae)/ Trà mi 茶縻 hay đồ mi 荼縻 ? 茶 trà (8336) 荼 đồ (837C) 酴 đồ (9174) trà mi 茶縻: Cũng đọc là "đồ mi" 荼縻. Theo Khang Hy và Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển thì chữ trà xưa viết là 荼(đồ). Chữ 荼 từ thời Đông Hán (25-220) trở về sau phiên thiết là "Trạch gia âm trà". Thời Lương (502-557) trở về sau cũng đọc là trà nhưng quên giảm đi một nét, vẫn viết là 荼(đồ). Từ đời Đường (618-907), Lục Vũ soạn quyển Trà kinh mới gỉam một nét để thành chữ 茶 (trà). Vì thế hai chữ đồ mi 荼蘼 vẫn thường đọc là trà mi. ("Truyện Kiều, bản kinh đời Tự Đức", Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo dị, Nhà xuất bản Văn Học, Việt Nam, 2000.). “ Hải đường lả ngọn đông lân ”, Vĩnh Sính, Diễn Đàn.

Copyleft 2004-2005. nhóm huê diệp chi, "Bách Thảo Trong Thi Ca".